1. Xây Dựng và Quản Lý BOM – 30%
- Tạo, cập nhật và quản lý các bảng kê nguyên vật liệu (BOM) dựa trên thiết kế sản phẩm và yêu cầu sản xuất, đảm bảo thông tin nguyên vật liệu được ghi nhận đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Phân tích và đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật để xác định chi tiết các thành phần, nguyên liệu cần thiết cho sản phẩm.
- Vẽ lại các bản vẽ kỹ thuật cơ bản khi cần thiết để làm rõ các thành phần và nguyên vật liệu cho các bộ phận liên quan.
- Lập danh sách BOM chi tiết cho từng sản phẩm hoặc dự án, bao gồm mã nguyên vật liệu, số lượng, quy cách và yêu cầu chất lượng.
- Cập nhật BOM khi có thay đổi từ bản vẽ kỹ thuật hoặc từ yêu cầu của phòng kỹ thuật và phòng sản xuất.
2. Phân Tích và Tính Toán Giá Thành Nguyên Vật Liệu – 20%
- Tính toán giá thành nguyên vật liệu dựa trên BOM để phục vụ cho việc định giá sản phẩm, hỗ trợ các phòng ban trong việc kiểm soát chi phí và tối ưu hóa nguồn nguyên liệu.
- Tính toán chi phí nguyên vật liệu dựa trên số lượng và giá đơn vị của từng thành phần trong BOM.
- Phối hợp với phòng kế toán và phòng cung ứng để cập nhật giá nguyên vật liệu, đảm bảo các con số giá thành luôn được chính xác và cập nhật.
- Đánh giá sự thay đổi chi phí của các loại nguyên vật liệu khi có biến động về thị trường hoặc yêu cầu kỹ thuật.
3. Định Giá Thành Phẩm – 15%
- Lập báo cáo giá thành sản phẩm và tính toán chi phí sản xuất.
- Cung cấp thông tin BOM để thực hiện phân tích giá thành sản phẩm.
- Điều chỉnh giá thành khi có thay đổi về nguyên vật liệu hoặc quy trình sản xuất.
- Phân tích và báo cáo sự thay đổi trong chi phí BOM.
4. Phối Hợp với Các Bộ Phận Khác – 10%
- Hợp tác với phòng kỹ thuật, phòng sản xuất và phòng cung ứng để cập nhật và xác minh BOM, đảm bảo thông tin đầy đủ và kịp thời.
- Làm việc với bộ phận Thiết kế để cập nhật BOM theo các thay đổi kỹ thuật.
- Phối hợp với phòng thu mua để cập nhật giá và tình trạng nguyên vật liệu.
- Tham gia các cuộc họp định kỳ với các bộ phận liên quan để cập nhật tình hình sản xuất và các yêu cầu điều chỉnh BOM.