1. Tập hợp chứng từ và hạch toán theo quy định.
2. Cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán.
3. Kiểm tra, rà soát các bút toán, hồ sơ, chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các bút toán hạch toán kế toán tuân thủ nguyên tắc kế toán, thuế, quy định của pháp luật và công ty.
4. Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết.
5. Lập báo cáo thuế hằng quý/ tháng/ năm.
6. Lập báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo quy định về kế toán, thống kê.
7. Lập các báo cáo phục vụ quản trị theo yêu cầu của ban lãnh đạo Công ty.
8. Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán.
9. Lên chi phí, kiểm soát nhập khẩu, chốt công nợ nhập khẩu.
10. Kiểm tra thông tin đơn giá, tính chính xác của hợp đồng/ phụ lục, báo giá. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hồ sơ, đề xuất và thực hiện thanh quyết toán.
11. Kiểm tra, theo dõi, đối chiếu, lập kế hoạch và thực hiện việc thanh quyết toán công nợ nội bộ (tạm ứng) và công nợ phải thu, phải trả.
12. Theo dõi TSCĐ, CCDC (Công tác quản lý nói chung).
13. Cập nhập các chính sách kế toán, tài chính, thuế và các văn bản pháp lý có liên quan.