1. Quản lý nhân lực:
- Hiểu rõ các quy định áp dụng đối với nhân viên về đồng phục, tác phong và ca làm việc.
- Hiểu về hệ thống SAP: kế hoạch ca, sửa lỗi SAP.
- Đảm bảo sắp xếp hợp lý các ca mở, đóng cửa hàng, balancing.
- Xây dựng và phát huy tinh thần làm việc nhóm.
- Thường xuyên đào tạo, động viên cấp dưới trong công việc hàng ngày.
- Xác định và giảm bớt những công việc không cần thiết để tăng năng suất làm việc của nhân viên.
2. Quản lý chi phí và thiết bị:
- Quản lý chi phí vật tư, thiết bị.
- Tìm nguyên nhân nếu có vấn đề liên quan đến chi phí, sử dụng chi phí hợp lý.
- Cung cấp vật tư, thiết bị cho Cửa hàng.
- Quản lý bên thứ ba: vệ sinh, bảo vệ,...
- Theo dõi chi phí sử dụng xe taxi & đặt mua công cụ lao động, thiết bị, văn phòng phẩm và đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí.
- Thu thập tất cả các Yêu cầu mua hàng (dụng cụ làm việc, thiết bị và văn phòng phẩm) và lập báo cáo hàng tháng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất an toàn cho khách hàng và nhân viên.
3. Quản lý văn phòng phẩm và đồng phục:
- Nhận yêu cầu mua Văn phòng phẩm, thẻ nhân viên sau đó tiến hành đặt hàng.
- Nhận văn phòng phẩm, thẻ nhân viên từ nhà cung cấp và giao cho nhân viên.
- Phụ trách phát đồng phục cho nhân viên mới và đổi đồng phục cho các trường hợp bị hư, lỗi.
- Lấy và cất giữ đồng phục trả lại của nhân viên đã nghỉ việc từ nhân sự cửa hàng.
4. Quản lý vận hành kho:
- Kiểm tra, đảm bảo lối đi kho đảm bảo tiêu chuẩn PCCC.
- Nhắc nhở các bộ phận vệ sinh kho bãi thường xuyên.
- Kiểm tra lại tiêu chí kiểm tra hàng ngày: vệ sinh, cơ sở vật chất tại kho , khu bán hàng, Phòng cháy chữa cháy nội bộ.
5. Các nhiệm vụ khác:
- Mở & đóng cửa hàng.
- Kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn nhân viên thực hiện các nội quy, quy chế.
- Thực hiện các nhiệm vụ hoặc trách nhiệm khác theo sự phân công của Trưởng quầy và Trưởng cửa hàng.
- Hỗ trợ các bộ phận khác khi cần thiết.